Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mùa lạnh phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị
Quản trị viên
|
Sổ mũi là tình trạng mũi chảy dịch quá nhiều, từ dạng lỏng đến dịch nhầy khiến không khí khó lưu thông, cản trở quá trình hô hấp. Trẻ sơ sinh có thể bị sổ mũi vào mùa lạnh vì một số lý do phổ biến sau:
– Thời tiết lạnh, khô kéo dài khiến niêm mạc đường hô hấp của trẻ bị tổn thương. Trong mũi của bé tồn tại lớp dịch nhầy giúp giữ ẩm, ngăn chặn bụi và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Vào mùa đông, thời tiết khô khiến lớp dịch này bị khô cứng lại, gây bít tắc đường thở. Điều này càng kích thích lớp biểu mô sản xuất thêm dịch nhầy và gây ra tình trạng sổ mũi.
– Mùa lạnh cũng là mùa các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên khá yếu ớt, bé dễ bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm. Sổ mũi chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể con đang có những phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh.
– Một số trẻ có thể bị dị ứng với thời tiết lạnh. Bên cạnh việc bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng, cơ thể trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, mề đay, chàm bội nhiễm; hoặc thở khò khè, tức ngực; thường xuyên thấy mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gà gật,…
Khi trẻ bị ho hay sổ mũi, ba mẹ nên chú ý làm những điều sau cho con:
Khi bị sổ mũi, lượng dịch nhầy tiết ra nhiều và có xu hướng ngày càng đặc dính khiến bé khó thở, thở khò khè. Ba mẹ cần tích cực vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối và sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để giúp thông tắc đường thở của con.
– Bước 1: Ba mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó ôm con trong lòng. Đặt bé nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên, bên dưới cổ bé có lót khăn xô để thấm hút nước không chảy ra ngoài.
– Bước 2: Chuẩn bị 1 lọ nước muối sinh lý nồng độ 0,9% NaCl, từ từ nhỏ 1-2 giọt vào mũi để làm mềm lớp dịch đã khô bên ngoài.
– Bước 3: Mẹ dùng tăm bông hoặc khăn mềm nhẹ nhàng lau các chất dịch bám trong mũi của bé. Nếu bên trong hốc mũi của bé còn chứa nhiều dịch lỏng, mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút hết dịch ra.
Cần hết sức lưu ý rằng mẹ không nên tự ý rửa mũi cho bé bằng cách bơm nước muối vào sâu trong mũi bé hay rửa mũi bé với tần suất quá dày. Điều này có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương và gây nguy cơ viêm tai giữa, viêm hầu họng.
Tinh chất ấm nóng có trong rượu gừng và các loại tinh dầu có thể làm thông thoáng mũi, giúp kháng khuẩn và giữ ấm cho cơ thể hiệu quả. Mẹ có thể duy trì tắm rượu gừng và xông tinh dầu thường xuyên trong mùa đông lạnh để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Mẹ có thể pha 1-2 chén rượu gừng vào nước ấm và tắm nhanh cho bé. Tự làm rượu gừng tại nhà cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 kg gừng già và 2 lít rượu trắng. Mẹ sơ chế gừng cho sạch đất cát, không cần cạo vỏ và nên giã dập để rút ngắn thời gian ngâm rượu. Sau đó, cho gừng vào hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa đã được tiệt trùng từ trước. Chế rượu vào và ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng.
Đối với việc xông tinh dầu, mẹ có thể chuẩn bị 1 bát nước nóng và nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào. Ưu tiên dùng dầu tràm, khuynh diệp hoặc sả để gia tăng hiệu quả làm thông mũi. Mẹ ôm bé và hướng đầu con về phía bát nước để con có thể hít được hơi nước bay lên trong vài phút.
Bài viết gần đây
09/04/2024
09/04/2024
09/04/2024
09/04/2024
Bản quyền thuộc về Ommani
Đăng nhập
Đăng ký
Đăng ký
Đăng nhập
Tìm kiếm sản phẩm